Hư Lộ

Chương 69: Đạo thương nhân, đạo làm ngưởi


- Quách huynh, vàng bạc châu báu đều không phải là kho báu thực sự, chỉ có nhân cách, mới là bảo vật lớn nhất của đời người… Để ta kể cho huynh nghe một câu chuyện:

"Ngày xưa, có một vị thương nhân tên là Hồ Tuyết Nham, là một nhà kinh doanh rất tài ba. Mỗi khi những chi nhánh của ông hoạt động không hiệu quả, có lợi nhuận thấp thì ông đều nghiêm khắc giáo huấn. Ông yêu cầu nhân viên của minh lần sau trước khi đầu tư phải phân tích thật kỹ thị trường, không được tùy tiện sử dụng đồng vốn một cách vô ích.

Đến một ngày nọ, có một vị thương nhân sắc mặt đầy lo lắng đến tìm ông. Vốn là, vị thương nhân này trong một thương vụ làm ăn gần đây đã bị thất bại nên cần gấp một số tiền lớn để xoay sở, giải quyết khó khăn. Bởi vì thời gian quá gấp rút nên ông ta muốn bán toàn bộ gia sản của mình với giá thấp cho Hồ Tuyết Nham. Đây quả là một cơ hội trời cho, khi không có người dâng món hời đến tận miệng của mình.

Thế nhưng, Hồ Tuyết Nham không hề tỏ ra vội vàng, ông hẹn người thương nhân kia ngày hôm sau hẵng quay lại. Sau đó ông cho người tìm hiểu và biết được những gì người thương nhân đó kể hoàn toàn là sự thật. Ngày hôm sau, khi ông ta quay lại, Hồ Tuyết Nham không những đồng ý mua, mà còn mua những bất động sản và cửa hàng của ông này theo giá thị trường, giá này cao hơn giá ban đầu đưa ra. Vị thương nhân rất kinh ngạc, không hiểu vì sao Hồ Tuyết Nham lại không mua với giá rẻ, mà lại nhất quyết mua theo giá thị trường. Hồ Tuyết Nham vỗ vai của vị thương nhân, bảo ông hãy yên tâm và nói rằng mình chỉ tạm thời giúp ông bảo quản số tài sản thế chấp này thôi, đợi đến khi ông vượt qua giai đoạn này sẽ bán lại những bất động sản này lại cho ông, cùng với một chút ít tiền lãi. Cách hành xử của Hồ Tuyết Nham làm cho thương nhân vô cùng cảm kích. Sau khi ký xong thỏa thuận, ông ta thở dài, rưng rưng nước mắt quay trở về nhà.

Khi chuyện này đồn ra, mọi người đều thắc mắc vì sao ông lại làm như thế, mỡ treo miệng mèo mà lại không ăn. Khi đó, Hồ Tuyết Nham mới kể lại một trải nghiệm hồi còn thơ bé của ông:

- Khi tôi vẫn là một cậu bé, có một ngày đang vội đi trên đường thì gặp mưa, có một người đi cùng đường bị mưa xối ướt sũng. Ngày hôm đó cũng may là tôi mang theo dù, tôi liền cho người đó đi cùng. Sau này, khi trời mưa, tôi thường cho một số người không có dù đi nhờ. Cứ như vậy một thời gian lâu, những người trên đường ngày càng có nhiều người biết tôi. Vì thế lúc tôi quên không mang theo dù cũng không lo, bởi vì sẽ có rất nhiều người mà tôi từng giúp sẽ cho tôi đi cùng.

Hồ Tuyết Nham tiếp tục cười nói:“Bạn cho người khác đi nhờ, người khác mới nguyện ý cho bạn đi nhờ. Sản nghiệp của thương nhân đó, có thể là mấy đời mới tích góp được, nếu tôi mua theo cái giá mà người đó đưa ra, thì chắc chắn sẽ kiếm được món hời lớn, nhưng có thể người ta cả đời sẽ không ngóc lên được. Đây không phải là một đầu tư đơn thuần, mà là một cách giúp đỡ người khác, kết giao bạn bè, cũng không hổ thẹn lương tâm. Ai cũng có lúc gặp phải ngày mưa không mang dù, có thể giúp họ thì hãy chìa dù ra che cho họ”.

Mọi người nghe xong, tất cả đều im lặng. Sau này, thương nhân lấy lại sản nghiệp của mình, cũng trở thành bạn hợp tác trung thành với Hồ Tuyết Nham. Sau đó, ngày càng nhiều người biết đến nghĩa cử của Hồ Tuyết Nham, và rất bội phục ông. Người dân ở đó đều rất kính nể cách đối đãi có tình có nghĩa của Hồ Tuyết Nham. Công việc làm ăn của Hồ Tuyết Nham cũng trở nên thuận lợi vô cùng, bất luận là kinh doanh trong lĩnh vực nào, thì cũng đều có người giúp đỡ, càng ngày càng có nhiều khách hàng đến ủng hộ."

- Qua câu chuyện này, ta thấy thành công của một người, là không chỉ dựa vào sự nỗ lực của chính mình! Vì thế khi người khác gặp khó khăn, nếu có thể hãy chìa tay ra giúp đỡ họ. Chính vì thế, Nguyên Hạo ta rất vui lòng cùng chia sẻ chiếc dù với Quách Toản ca, hi vọng sau này chúng ta sẽ là hảo bằng hữu của nhau, cùng vượt qua những khó khăn lẫn chia sẻ thành công.

Ánh mắt sáng ngời, Nguyên Hạo mỉm cười hòa ái với Quách Toản. Hắn không phải bị thịt mà coi trời bằng vung, không e sợ bất kỳ thế lực nào. Trong tam đại cự đầu của Thạch thành rõ ràng Nhật Nguyệt thương hội chính là mạnh nhất cũng là dễ dàng nói chuyện nhất. Thương nhân cần nhất là lợi ích và tín nhiệm, kết giao với họ còn đáng giá hơn mấy gia tộc cổ hủ cục bộ kia rất nhiều. Hắn còn tin rằng phía sau Nhật Nguyệt thương hội còn có tiên nhân chống lưng hỗ trợ nên mới phát triển khắp đại lục Lạc Thần như vậy. Xoa xoa cằm của mình, Quách Toản thoáng đăm chiêu một tí rồi chợt đứng dậy cười rất tươi đáp lễ:

- Quả là anh hùng xuất thiếu niên! Quách Toản ta cả đời kinh thương, đã nghe không ít lý luận về kinh doanh nhưng đây là lần đầu tiên biết được một triết lý sâu sắc như vậy. Hay cho câu "ai cũng có ngày mưa không mang dù"! Đúng vậy, chính bản thân ta hiện tại đang nhờ chiếc dù của Nguyên Hạo huynh đệ, tình nghĩa này ta sẽ khắc sâu trong lòng của mình. Lãnh ngộ về thương nghiệp của huynh đệ rất cao, không biết có thể đàm đạo với Quách Toản ta vài tâm đắc được không?

Dùng thái độ vô cùng trân trọng, cự đầu của Nhật Nguyệt thương hội to lớn lại đang thỉnh giáo một câu nhóc tuổi chưa đủ đôi mươi. Thật la thiên hạ lắm chuyện hay, kẻ hiểu nhiều mới làm thầy, tiếng nói là dựa vào thực lực.

- Quách huynh quá lời, thật ra đệ kinh nghiệm non nớt, trải đời không nhiều. Chỉ là vô tình ngộ ra vài kinh nghiệm của tiền nhân mà thôi, nói ra thật hổ thẹn. Nếu huynh đã quý mến như vậy, đệ sẽ dùng lời của những vị thương nhân tiền nhân đã thành công để trao đổi cùng nhau.

Nguyên Hạo khách sáo đáp lời. Hắn cũng tỏ ra khá hảo cảm với gã chưởng quản Nhật Nguyệt thương hội chi nhánh Thạch thành này. Chắp hai tay sau lưng, bước đi nhẹ nhàng, ánh mắt có thần, hắn bắt đầu mở lời:

- Sau vài năm bương trải với đời, đệ đã nhận ra được sáu điều tâm đắc nhất. Điều đầu tiên chính là "Đẽo hồng khắc bích, níu kéo khách hàng". Ý nghĩa câu này chính là phải tạo ấn tượng ban đầu với khách hàng của mình. Các cửa hàng treo biển quảng cáo, buổi tối nhà nhà thắp đèn kết hoa rực rỡ khiến cho đường phố sáng trưng như ban ngày. Có cửa hàng treo tranh vẽ tên sản phẩm, văn phong nho nhã, làm thăng hoa vị trí sản phẩm của cửa hàng và nâng cao tỷ lệ khách hàng quay trở lại. Còn có những cửa hàng như quán trà, quán rượu, quán cơm lại sắp xếp nhóm nhạc cụ diễn tấu hoặc bình văn thơ để tạo hứng khởi cho khách hàng. Thái độ của nân cũng cần được dạy dỗ kỹ lưỡng, chỉ cần khách hàng ngồi xuống ghế, tiểu nhị lập tức ra hỏi khách cần gì rồi phục vụ khách rất nhiệt tình, không dám sai sót. Người kinh doanh hiểu rõ giá trị sang trọng phản ánh thực lực của cửa hàng, vậy là họ trang hoàng cửa hàng thật lộng lẫy, chạm trổ cột, khắc hoa, thêm màu khoe sắc để nghênh đón quan lại, quý phu nhân có tâm lý ưa thích danh tiếng, sang trọng. Khách vừa vào đến cửa được đón tiếp bởi nụ cười tươi của chủ nhà, mua hàng xong lại được đưa tiễn ra tận bên ngoài, thậm chí còn xách hộ hàng về đến tận nhà cho khách. Cách thể hiện coi khách như thượng đế đã làm tăng vẻ nho nhã, cao quý cho cửa hàng khiến cho khách hàng rất hài lòng, lần sau lại muốn đến nữa.

- Hay, đúng là những điều này bình thường không ai nghĩ đến cả. Không phải chính tai ta nghe đệ nói thì ta còn tưởng của một lão gia hỏa nào mở cửa hàng mấy chục năm đó chứ.

Quách Toản vổ bàn một cái khen đáo để. Từ đó đến giờ, lão chưa từng nghe những ý tưởng đơn giản mà lại sâu sắc đến như thế. Nhã lệ ngồi kế bên ánh mặt cũng rực sáng, vội vàng tập trung tinh thần ghi nhớ những lời vàng ngọc này lại để áp dụng cho Thái gia về sau.

- "Lấy nghĩa làm lợi, trọng nghĩa hơn tài" là điều thứ hai phải nhớ lấy. Có một thương gia tên là Lý Đại Hạo từng nói “Tiển bạc nhờ đạo đức mà có, cái lợi làm tổn cái nghĩa, phải lấy đó mà tự răn mình. Giàu có mà bất nghĩa thì cùng chi là phù vân”. Quân tử yêu tài là cách đúng đắn, lấy nghĩa đoạt lợi, đức tài hưng phát. Bỏ nghĩa đoạt lợi, mất nghĩa mà cũng chẳng được lợi. Những ai tích thiện, ắt sẽ dư thừa, những ai không tích thiện ắt sẽ bị phá. Nếu một nhà thương nhân giỏi có trí tuệ muốn làm ăn lâu dài chắc chắn sẽ không dùng thủ đoạn độc ác, bỉ ổi để giành lợi. Dùng bất cứ thủ đoạn tàn ác nào để buôn bán làm ăn cuối cùng cũng sẽ mất đi lợi nhuận và bị người đời khinh ghét.

- Đúng thế, những kẻ làm ăn thất đức sẽ không bền vững được, ta cũng tin tưởng điều ấy.

Quách Toản gật gù đồng ý, lão cũng là một thương nhân chân chính không vì lợi ích mà bất chấp đạo lý tình nghĩa.

- “Trường tụ thiện vũ, đa tiền thiện cổ”, mười vạn đồng tiền vốn không trung chuyển được thì một trăm năm sau nó vẫn chỉ là mười vạn đồng, thậm chí là đống giấy vụn. Còn nếu kinh doanh thuận lợi, vốn trung chuyển nhanh thì từ mười vạn đồng ấy sẽ trở thành hàng trăm vạn đồng. Đó là lý luận của điều thứ ba, Tay dài múa khéo, tiền nhiều khéo buôn. Tiếp đến là điều thứ tư cũng chính là cách mà đệ đã làm khi đại dịch sâu hại xảy ra. Khi phát hiện ra dấu hiệu của thiên phạt, đệ đã tự mình gom góp lương thực để phòng ngừa nguy cơ và đầu cơ tích trữ. “Trị sinh chi chính đạo dã, nhi phú giả tất dụng kỳ thắng.” (Chính trị đi theo đường chính đạo, người giàu có tất dùng điều kỳ lạ để thắng).

- Kỳ tài, ta vốn cứ nghĩ số lương thực này là do huynh đệ may mắn tích trữ được. không ngờ đệ lại nhìn trước được tương lai, tiên đoán hậu sự để tích cóp chờ thời cơ. Quốc Toản ta xin bái phục thật lòng.

Giật mình một cái, gã cự đầu Nhật Nguyệt thương hội càng thêm sợ hãi thiếu niên trước mặt. Có thể đoán trước thiên tai, nhìn được cơ hội trong nghịch cảnh thì có mấy ai cơ chứ. Thần nhân cũng đến thế là cùng. Cười nhẹ khoát tay, Nguyên Hạo lại tiếp tục:

- Trong an nghĩ tới nguy, nghĩ xong phải chuẩn bị, có chuẩn bị sẽ không gặp khó khăn là điều thứ năm. Làm ăn buôn bán cần phải cần cù, nhanh chóng, không lười nhác ỷ lại, nếu lười nhác thì mọi việc đều trở thành vô ích. Dùng điều độ để tiết kiệm, tránh xa xỉ, nếu xa xỉ tiền tài tất sẽ cạn. Từ đó có thể thấy, người kinh doanh trong an phải nghĩ tới nguy, cần kiệm được chú trọng. Đang được bình an nhưng không quên khó khăn. Thiếu một chút an lạc là nhiều thêm một phần lo lắng. Chính mọi người ở Thạch thành lần này không phải qua chủ quan rồi sao? Nếu có tích trữ tốt thì sẽ không dẫn đến tình trạng rối loạn như thế.

- Điều cuối cùng ta muốn nói đến là "chọn người giao việc, thành thật cư xử với người". Có một vị danh tướng tên là Tôn Tử từng nói: “Dùng lợi để bảo người, sai người làm việc, giúp đỡ ở bên ngoài. Công việc phải có lợi thì mới bắt người ta theo. Kẻ muốn kiếm tiền ắt phải tìm việc, làm việc hết mình, không chịu nợ người. Như vậy mới tìm được người làm việc cho mình”. Có một lão thương nhân tên Hồ Vinh Mệnh làm kinh doanh hơn năm mươi năm. Ông đối xử với người làm rất tốt, thành tâm thành ý với người ta, không ai có thể chê trách, tiếng thơm vang danh bốn bể. Cuối đời ông gác kiếm trở về quê hương, có người còn dùng hàng vạn lượng vàng để mua danh tiếng của ông nhưng ông từ chối nói rằng: “Tôi thành thật tin tưởng người không phải để mua bán!”

- Haha, không ngờ một đời từng trải của Quách Toản ta lại không có giá trị bằng một bữa tiệc rượu đối ẩm này. Ta thay mặt Nhật Nguyệt thương hội xin đa tạ ơn tri ngộ này của Nguyên Hạo huynh đệ. Ta tin với những bài học quý giá ngàn vàng này thương hội chúng tôi sẽ có thể phát triển vượt bậc và trở thành đệ nhất thương hội của Lạc Thần đại lục này.

Sau khi bày tỏ hết lòng biết ơn và tán thưởng nồng nhiệt của mình, Quách Toản rời đi trở về thương hội. Trước khi chia tay, lão còn đưa cho hắn một tấm lệnh bài thân phận cao cấp và căn dặn bất cứ khi nào cần đến sự giúp đỡ Nhật Nguyệt thương hội hãy dùng đến nó. Nguyên Hạo cũng không hề khách sáo mà bỏ thẳng vào túi, những gì hắn truyền đạt hôm nay chắc chắn sẽ khiến thương hội này thay da đổi thịt trong tương lai không xa. Trên đường trở về Thái gia, Nhã Lệ không ngừng xuýt xoa hỏi lại những điều hắn đã nói. Mỉm cười thật ấm áp, Nguyên Hạo nhéo má cô nhóc một cái rồi nói:

- Những gì huynh nói với lão ấy là chính xác nhưng đó là những kinh nghiệm của tiền nhân. Huynh còn bốn chữ tâm đắc của mình mà vẫn chưa nói ra hắc hắc

- Bốn chữa gì vậy Nguyên Hạo ca ca?

Nhã Lệ quay ngoắt lại túm lấy tay áo Nguyên Hạo hỏi dồn. Ngước lên nhìn bầu trời đêm đầy sao, Nguyên Hạo ánh mắt hoài niệm về quê nhà địa cầu xa xăm rồi nhẹ giọng nói:

- Chỉ lấy sáu phần.

****

Chương này mình có dùng rất nhiều tài liệu từ các bài báo trên mạng. Mình hi vọng các bạn có thể hiểu và chiêm nghiệm về đạo lý kinh doanh. Thương nhân hãy là Thương của yêu thương chứ không phải "thương" trong chữ tổn thương, hãm hại người khác. Đạo kinh doanh cũng chính là đạo làm người, đạo nhân sinh.

Đọc đầy đủ bản convert được dịch hay nhất truyện Hư Lộ